Nhiều doanh nghiệp làm website, nhưng rồi lại thắc mắc tại sao website của doanh nghiệp khác có khách hàng mỗi ngày. Kiếm được hàng ngàn đơn hàng mỗi quý trong khi website đơn vị mình lại không? Câu trả lời đó chính là SEO. Việc xây dựng website rồi không tối ưu tương tự như việc bạn xây nên một cửa hàng đồ sộ rồi bỏ không cửa hàng đấy. Hôm nay, cùng Semo tìm hiểu Seo là gì? Tại sao SEO lại quan trọng với website của doanh nghiệp.
Seo là gì?
SEO là viết tắt của “search engine optimization”, hiểu một cách đơn giản, SEO có nghĩa là quá trình cải thiện trang web của bạn để tăng khả năng hiển thị trên Google, Microsoft Bing và các công cụ tìm kiếm khác bất cứ khi nào mọi người tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ hay bất kỳ thông tin nào liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

Bạn hiển thị càng nhiều trong kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm thì khả năng khách hàng tìm thấy được website, nhấp vào và mua hàng càng cao. Cuối cùng, mục tiêu của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là giúp thu hút khách truy cập trang web, những người sẽ trở thành khách hàng của bạn.
Sự khác biệt giữa SEO, SEM và PPC
Rất nhiều người lầm tưởng giữa những khái niệm này, nhiều doanh nghiệp tìm đến chúng tôi và muốn “seo lên top trong vài ngày”. Và chắc chắn rồi, họ đang lầm tưởng giữa SEO và SEM, PPC. Việc của Semo là ở đây và giải thích chi tiết cho bạn.
SEO và SEM khác nhau như thế nào?
SEM là viết tắt của Search Engine Marketing dịch theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị trên công cụ tìm kiếm. SEM là thuật ngữ chung bao gồm cả việc tối ưu tìm kiếm tự nhiên (SEO) và các chiến dịch quảng cáo (PPC).
Vậy SEM là thuật ngữ chung bao gồm cả SEO, và SEO là một phần của SEM. Ở đây bạn có thể hiểu một cách cơ bản như sau. SEM bao gồm:
- Chiến lược tiếp thị trên công cụ tìm kiếm không phải trả tiền = SEO
- Chiến lược tiếp thị trên công cụ tìm kiếm phải trả tiền =PPC
Phân biệt SEO và PPC:
PPC là thuật ngữ viết tắt của pay-per-click là một loại tiếp thị kỹ thuật số mà bạn phải trả tiền cho các công cụ tìm kiếm để thuê không gian quảng cáo trên các công cụ này. Bạn sẽ bị tính phí bất cứ khi nào có khách hàng click vào quảng cáo.

Với SEO bạn sẽ không bị tính phí cho mỗi click của khách hàng vào website của bạn. Và truy vấn khách hàng là vô hạn. Tuy nhiên với PPC, website của bạn sẽ hiển thị với những cụm từ nhắm mục tiêu. Và tùy thuộc vào ngân sách của bạn. Nếu bạn hết ngân sách, quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị nữa.
Nhiều doanh nghiệp sẽ hỏi vậy chọn SEO hay SEM, thực ra đây không phải là vấn đề lựa chọn. Đây là hai chiến lược song song, PPC có thể áp dụng trong ngắn hạn mang về doanh thu ngay lập tức cho doanh nghiệp. Còn SEO là chiến lược lâu dài, nhưng sau khi có thứ hạng doanh nghiệp sẽ không cần phải tốn chi phí để chạy quảng cáo.
Tại sao SEO quan trọng với doanh nghiệp:
Có rất nhiều lợi ích từ SEO mà doanh nghiệp nên cân nhắc bên cạnh chi phí bỏ ra cho việc seo website lên top.
SEO giúp tăng ROI cho doanh nghiệp
ROI là chỉ số đo lường lợi nhuận ròng thu được trên tổng chi phí đầu tư bỏ ra. Chỉ số ROI cao tức là website doanh nghiệp đang hoạt động một cách hiệu quả. SEO chỉ thực sự phát huy sức mạnh trong thời gian dài, bởi lẽ đây là một chiến lược đòi hỏi thời gian để thực hiện. Tuy nhiên, sau khi SEO thành công thì chỉ số ROI của doanh nghiệp sẽ tăng theo thời gian.
Gia tăng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
SEO giúp gia tăng lượng người dùng truy cập vào website hàng tháng. Đặc điểm của nguồn khách hàng này là những người chủ động tìm kiếm thông tin về sản phẩm dịch vụ của bạn. Vì vậy, giúp doanh nghiệp gia tăng nguồn khách hàng tiềm năng chất lượng cao.
Tối ưu thương hiệu cho doanh nghiệp
Việc xuất hiện với hầu hết các truy vấn của khách hàng làm cho họ nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp lâu hơn. Ngoài ra, thực hiện SEO còn giúp phủ sóng thông tin thương hiệu trên google. Giúp khách hàng không bị ảnh hưởng bởi những thông tin không chính thống từ đối thủ.
Các hình thức SEO phổ biến hiện nay:
Hiện nay có rất nhiều hình thức seo, việc nắm được các hình thức seo giúp doanh nghiệp đưa ra lựa chọn phù hợp với chiến lược phát triển của đơn vị.
Seo tổng thể website:
Đây là hình thức thúc đẩy tổng thể website với hàng ngàn từ khóa, seo tổng thể ngoài cam kết thứ hạng từ khóa thì còn cam kết về chỉ số traffic. Giúp website doanh nghiệp dẫn đầu ngành trong lĩnh vực mình hoạt động. Thông thường seo tổng thể phù hợp với những doanh nghiệp vừa và lớn có ngân sách đầu tư lớn và lâu dài cho SEO.
Seo từ khóa:
Khác với Seo tổng thể, seo từ khóa chỉ tập trúc thúc đẩy một cụm từ khóa seo nhất định mà không phải toàn bộ website. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi lẽ ngân sách của chiến lược seo này không quá lớn. Tuy nhiên, với hình thức này website của doanh nghiệp chỉ xếp hạng với những từ khóa đã nhắm mục tiêu từ trước.
Seo địa phương (seo theo tỉnh):
Có những dịch vụ không phù hợp để seo toàn quốc, thay vào đó doanh nghiệp sẽ sử dụng chiến lược seo địa phương để ranking top cao với một khu vực nhất định. Ví dụ các loại hình dịch vụ như sữa chữa máy tính, dịch vụ in ấn, dịch vụ sữa chữa…v.v Những từ khóa của chiến lược này thường kèm theo tỉnh thành ví dụ: Sửa macbook tại đà nẵng, thay bình ắc quy tại hà nội…v.v
Seo google maps:
Đây là hình thức đưa google maps của doanh nghiệp lên top google maps khi khách hàng tìm kiếm các cụm từ liên quan. Ngày nay, việc nhận được đơn hàng hoặc cuộc gọi từ google maps là điều dễ thấy. Không tối ưu seo cho google là một thiếu sót rất lớn cho doanh nghiệp.
Seo website thương mại điện tử (E-commerce)
Seo website thương mại điện tử tương tự như các loại seo ở trên, tuy nhiên website đang đề cập đến là các dạng website bán hàng, thương mại điện tử. Đặc trưng của loại website này là khối lượng sản phẩm, danh mục và công việc xử lý tương đối lớn. Và tất nhiên, seo E-commerce cũng cần rất nhiều thời gian và nguồn lực.
Các thành phần của một dự án seo
Khi thực hiện một dự án seo, các kỹ thuật viên thường sẽ thực hiện những công việc nào? Chi tiết của các công việc đó là gì? Ngay sau đây, Semo sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn hiểu hơn về các công việc khi triển khai một dự án seo:
- Seo Technical
- Seo Onpage
- Seo Offpage
- Content Seo
Seo Technical
Seo technical hay còn gọi là seo kỹ thuật, tập hợp các kiểm tra đánh giá nhằm chuẩn hóa website. Giúp website thân thiện với bộ máy tìm kiếm google về mặt kỹ thuật. Một số task mà seo technical thường xử lý như:
- Kiểm tra https://
- Kiểm tra file robots.txt, kiếm tra sitemaps
- Kiểm tra các link chuyển hướng 301, 404
- Tối ưu Url website
- ….
Thông thường seo technical sẽ được triển khai trước khi bắt đầu mỗi dự án và được kiểm tra định kỳ hàng tháng, hàng quý phụ thuộc vào chiến lược của Agency Seo.
Seo Onpage (Seo trên trang)
Seo onpage là công việc tối ưu trên website, ở cấp độ trang. Công việc này bao gồm các đầu việc như tối ưu title seo, meta descriptions, hình ảnh, internal link… Seo Onpage chiếm phần lớn thời gian của một kỹ thuật viên seo và rất được chú trong trong một dự án seo.
Seo Offpage
Khác với seo onpage, seo offpage là quá trình xây dựng danh tiếng, thẩm quyền bên ngoài cho website. Nhiều người cũng thường gọi seo offpage là quá trình xây dựng link building cho website. Một số công việc thường gặp khi tiến hành triển khai seo offpage cho website như xây dựng mạng xã hội, tìm kiếm và đặt guest post, booking báo chí…v.v
Content Seo
Content seo là quá trình xây dựng, triển khai nội dung cho website. Nhiều chuyên viên seo cũng thường đề cập đến “content is king” bởi lẽ nội dung quyết định việc khách hàng có quay trở lại hay mua các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp hay không. Vì vậy, content seo phải được lên kế hoạch chi tiết kỹ lưỡng trong mỗi dự án seo.
Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?
Để khách hàng tìm thấy doanh nghiệp của bạn thông qua việc tìm kiếm trên bất kỳ các nền tảng nào điều đầu tiên bạn phải làm đó là hiểu được cách thức mà công cụ đó hoạt động. Tiếp đến đảm bảo rằng bạn cung cấp tất cả các “tín hiệu” phù hợp để gia tăng khả năng hiển thị của website mình.

Khi nói về các công cụ tìm kiếm web truyền thống như Google, có bốn giai đoạn tìm kiếm riêng biệt:
- Thu thập thông tin: Công cụ tìm kiếm sử dụng trình thu thập thông tin (google bot) để khám phá các trang trên web bằng cách đi theo các liên kết và sử dụng sơ đồ trang web.
- Kết xuất: Các công cụ tìm kiếm tạo ra giao diện của trang bằng cách sử dụng thông tin HTML, JavaScript và CSS.
- Lập chỉ mục: Công cụ tìm kiếm phân tích nội dung và siêu dữ liệu của các trang mà nó đã phát hiện và thêm chúng vào cơ sở dữ liệu (mặc dù không có gì đảm bảo mọi trang trên trang web của bạn sẽ được lập chỉ mục).
- Xếp hạng: Các thuật toán phức tạp xem xét nhiều tín hiệu khác nhau để xác định xem một trang có liên quan và có chất lượng đủ cao để hiển thị khi người tìm kiếm nhập truy vấn hay không.
Bạn phải nhớ rằng, đây là cách thức hoạt động của google. Trên các nền tảng khác nhau sẽ có những kỹ thuật khác nhau để thu thập xử lý và xếp hạng thông tin.
Công việc của một nhân viên seo là làm gì?
Seo là một ngành tiềm năng vì vậy có rất nhiều người muốn theo đuổi lĩnh vực này. Dưới đây là danh sách những công việc mà một người làm seo thường xuyên phải xử lý trong suốt quá trình triển khai dự án seo.

1. Lên kế hoạch dự án seo:
Trước khi bắt đầu một dự án, người làm seo phải phân tích và xây dựng kế hoạch seo chi tiết cho từng giai đoạn của dự án. Bởi lẽ một dự án seo thường kéo dài từ 6 – 12 tháng, vì vậy việc xây dựng kế hoạch và đặt các mốc KPI giúp cho dự án seo triển khai hiệu quả hơn.
2. Nghiên cứu từ khóa:
Nhân viên seo phải nghiên cứu từ khóa, xây dựng keyword maps và phân tích từ khóa dựa trên hành trình khách hàng nhằm điều hướng khách hàng đến đúng với trang tạo ra chuyển đổi cho doanh nghiệp. Thông thường quá trình nghiên cứu từ khóa diễn ra trước và trong khi triển khai dự án.
3. Lên kế hoạch nội dung:
Mỗi nội dung cần có một dàn ý chi tiết và seo là người sẽ làm công việc này. Seoer sẽ quyết định viết gì và viết như thế nào. Tổng hợp các tài nguyên cần thiết, note một cách chi tiết nhằm định hướng content triển khai theo đúng chiến lược đã đề ra.
4. Triển khai Onpage cho website:
Seo là người trực tiếp tham gia vào quá trình onpage seo cho website, từ việc tối ưu tiêu đề seo, mô tả, alt, tối ưu hình ảnh….
5. Xây dựng link building
Xây dựng linkbuilding giúp tăng thẩm quyền của một website, thông thường người làm seo sẽ triển khai các chiến lược linkbuilding như social, guest post, booking báo chí….
6. Đo lường, báo cáo
Mọi công việc khi triển khai đều cần thiết phải được đo lường, báo cáo và hiệu chỉnh kịp thời. Giúp dự án được triển khai theo đúng kế hoạch đã đề ra ban đầu. Thường sẽ có các báo cáo vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối mỗi dự án triển khai.
Mức lương và cơ hội việc làm cho người làm seo:
Tiềm năng của nghề seo rất lớn, việc hiểu biết về seo có thể giúp bạn xây dựng một mô hình kinh doanh riêng. Hoặc làm công ăn lương trong những doanh nghiệp có bộ phận seo. Nếu muốn thử thách ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề bạn có thể apply vào các Agency Seo. Hiện nay mức lương của seo giao động từ 8 – 25tr/tháng nếu có khả năng ngoại ngữ và kỹ năng tốt có thể up to 30tr/tháng.
Vừa rồi, Semo đã chia sẻ cho bạn các kiến thức xoay quanh câu hỏi Seo là gì? Hi vọng phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn về lĩnh vực này. Nếu thấy hay, đừng quên chia sẻ cho bạn bè người thân nhé.